Lời khuyên bổ ích cho những người mới học lái xe
[Lời khuyên bổ ích cho những người mới học lái xe] – Chia sẻ kinh nghiệm cho những người mới học lái xe. Trường dạy lái xe Thành Công hy vọng sẽ mang đến cho các bạn học viên những lời khuyên hưu ích.
- Khi vượt qua kỳ thi sát hạch lái xe một cách dễ dàng, nhiều người tin rằng đã được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng để lái xe một mình, tuy nhiên mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Cho dù chúng ta có trên tay tấm bằng lái xe Ô Tô B2 đi nữa cũng chỉ chứng minh rằng chúng ta có đủ điều kiện về mặt pháp lý để lái xe một cách độc lập, sẽ cần kinh nghiệm hơn rất nhiều trước khi bạn có thể lái xe thực sự thành thạo.
* Dưới đây là những lời khuyên bổ ích, chia sẻ những kinh nghiệm vàng khi lái xe Ô Tô.
1. Hiểu biết về giới hạn của bản thân
>>Kinh nghiệm học và thi bằng lái xe Ô Tô<<
Học lái xe là một quá trình lâu dài, vì vậy điều quan trọng là phải tự đánh giá được trình độ của bản thân. Nếu chỉ mới vượt qua kỳ thi sát hạch, chúng ta có thể chỉ điều khiển xe trong khoảng 40 đến 50 giờ với sự hướng dẫn của tài xế có kinh nghiệm (một thực tế là ở Viêt Nam chỉ khoảng 16 giờ).
Trong suốt thời gian học lái, yêu cầu chỉ cần có những kiến thức cơ bản về điều khiển xe,tuân thủ theo quy tắc giao thông và chỉ thực hành trên những cung đường quen thuộc, an toàn. Đương nhiên, điều đó là cần thiết khi bạn bắt đầu điều khiển xe nhưng thực tế đòi hỏi ở bạn nhiều hơn thế nữa.Lái xe trong hơn một giờ có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi và bắt đầu mất tập trung. Điều này còn có thể gây nguy hiểm cho một người lái xe có kinh nghiệm, và đó cũng là điều không thể tránh khỏi cho những người chỉ mới được lái xe trong một thời gian ngắn.
Hãy chắc chắn rằng bản thân biết giới hạn của mình và xây dựng kinh nghiệm của mình từ từ và cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tự tin và tránh dấn thân vào tình huống mà bạn có thể đưa ra quyết định sai lầm do thiếu kinh nghiệm.
2. Tuân thủ các quy tắc.
Học bằng lái xe Ô Tô hạng b2 tại trường dạy lái xe Long Xuyên<<
Có lẽ đây không chỉ được coi là kinh nghiệm mà còn là những yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông. Nâng cao ý thức tham gia giao thông sẽ đảm bảo tính mạng cho bạn và những người khác. Nếu bạn vi phạm các quy tắc, bạn có thể bị phạt nặng, hoặc nếu vi phạm là nghiêm trọng có thể mất giấy phép lái xe.
3. Lái xe với bạn bè
Sẽ rất thú vị chở thêm bạn bè trong những chuyến xe đầu tiên. Tuy nhiên, lái xe với bạn bè có thể khiến mất tập trung. Thậm chí những tài xế dày kinh nghiệm cũng công nhận rằng rất khó khăn để tập trung lái xe khi đang nói chuyện. Điều này có thể khiến bản thân phạm phải những rủi ro không cần thiết, hoặc vượt quá khả năng của mình. Cho đến khi có đủ kinh nghiệm,đừng ngại yêu cầu bạn bè của mình yên lặng để bạn được tập trung lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng khi đang đi tại các giao lộ hoặc khu đông dân cư.
4. Điện thoại di động
>>Cẩm nang lái xe Ô Tô an toàn<<
Cũng giống như trò chuyện khi đang lái xe, những cuộc điện thoại hay tin nhắn tin cũng khiến bạn mất tập trung. Đây là một nguyên nhân hàng đầu của vụ tai nạn và chúng ta có thể bị phạt nặng nếu gây ra tai nạn giao thông khi sử dụng điện thoại di động.
5. Âm nhạc
Nghe nhạc khi đang điều khiển xe cũng là điều nên tránh. Âm nhạc có thể che khuất những âm thanh từ bên ngoài. Lắng nghe các âm thanh xung quanh có thể giúp chúng ta đánh giá tốc độ cũng như cảnh giác hơn nhiều với những trường hợp bất ngờ. Vì thế cố gắng không để có âm nhạc quá lớn, nó ảnh hưởng không tốt đến tai bạn và gây mất tập trung.
Thuốc lá, rượu bia và thiếu ngủ
>>Hình ảnh học lái xe Ô Tô trường dạy lái xe Long Xuyên<<
Nếu bạn là vô cùng mệt mỏi thì hãy thôi lái xe mà tìm cho mình một phương tiện giao thông công cộng. Tuyệt đối không được lái xe khi đã sử dụng rượu,bia hay ma túy. Đây không chỉ là bất hợp pháp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tập trung của bạn và làm cho bạn có những quyết định nguy hiểm cho cả bản thân và người đi đường.
6. Giữ cảnh giác
Ngay cả khi chúng ta đang lái xe một cách an toàn và có trách nhiệm không có nghĩa là những người tham gia giao thông khác cũng giống như thế. Hãy đề cao cảnh giác với những chiếc xe xung quanh để kịp thời xử lý những trường hợp bất ngờ mà họ gây ra.
7. Giữ khoảng cách an toàn
Đừng theo xe khác quá gần. Điều này có thể che khuất tầm nhìn và có thể gây khó khăn trong trường hợp xe trước phanh đột ngột.Và cũng nên giữ khoảng cách thích hợp với xe sau tránh những sai lầm họ có thể mắc phải.
8. Giữ bình tĩnh
Cuối cùng, điều tối cần thiết để giữ bình tĩnh trong mọi lúc. Nếu ai đó làm mình bực bội, đừng cố gắng trút tức giận lên việc lái xe. Nếu cần thiết, có thể đến một địa điểm an toàn cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Lái xe khi đang tức giận hay khó chịu có thể dẫn tới việc chúng ta đi quá nhanh hoặc đưa ra quyết định xử lí sai lầm.